Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Kinh nghiệm quý cho các mẹ sắp sinh

Kinh nghiệm 1: Dành cho các mẹ sắp sinh

Khoảng 35 tuần trở đi, ngồi tè ở ngã 3 đường, sẽ sinh nở dễ dàng. Mình không biết thực hư tế nào, nhưng cả 2 bé mình đều làm. Chọn buổi tối đi dạo với chồng, và chọn ngã 3 đường nào vắng vắng 1 chút, và tè thật nhanh. Hi hi trộm vía mình sinh 2 bé nhanh và dễ cực kỳ. Trộm vía.

Kinh nghiệm 2: Dành cho các mẹ mới sinh

1/. Ngay sau khi sinh, khi từ viện trở về nhà, mỗi lần ăn cơm trưa và tối xong, thì rang 1kg muối hạt lên, bọc vào báo hoặc khăn vải gì đó, và nằm sấp bụng đè lên chỗ muối rang đó. Nằm cho đến bao giờ muối nguội thì thôi. Đảm bảo bụng nhỏ gọn lại nhanh cực. Mình chỉ nằm muối được có 2 tuần sau sinh vì bé nhà mình rất quấy, vậy mà giờ bụng phẳng như thời con gái.

2/. Mình sinh thường nên không có kinh nghiệm về đẻ mổ. Nhưng đối với bạn nào sinh thường, bị rạch tầng sinh môn, thì sau khi từ viện vê, hàng ngày rửa nước muối ấm pha loãng. Chỉ cần rửa 1-2 lần mỗi ngày là vết khâu hết sưng cực nhanh, cảm giác sạch và dễ chịu lắm. Vết thương sẽ rất mau lành.

kinh-nghiem-quy-cho-cac-me-sap-sinh

Kinh nghiệm 3: Dành cho các bé.

1/. Kinh nghiệm này hơi khác một chút, đó là dành cho các mẹ nào đã biết mấy mẹo dành cho bé ở trên, những đã quá muộn không kịp áp dụng, thì vẫn có thể yên tâm. Đó là:

Mỗi bé có cơ địa riêng, nên sẽ khác nhau. Nhưng nếu trót không kịp bôi lá hẹ cho bé lúc 100 ngày thì có thể vẫn ok với bé. Vì 2 bé nhà mình đều không bôi gì cả, mà toàn bộ răng mọc đều không sốt. Trộm vía con.

2/. Kinh nghiệm đối với bé nào bú mẹ. Thì mẹ tuyệt đối sau khi sinh đừng uống cam, hoặc hoa quả nhiều vitamine C, bé sẽ bị đi ngoài đấy. Mà trẻ sơ sinh thường xì xoẹt hoa cà hoa cải, mẹ dễ chủ quan bảo bình thường do không phân biệt được với đi ngoài. MÌnh bé 1 không biết, ăn hoa quả linh tinh, bé đường ruột kém lắm. Đến bé 2 tuần thủ như trên, trộm vía ra tháng hết xì xoẹt của trẻ sơ sinh là bé đi đẹp cực luôn rồi.

Cho mẹ chuẩn bị sinh:

– Từ 37t trở ra, mẹ ăn chè mè đen hàng ngày sẽ giúp tử cung mở nhanh hơn, dễ sinh hơn. Mè đen cũng có nhiều canxi, omega3 rất tốt cho mẹ và bé nữa đó nha.

– Hoặc gần sinh, các mẹ để sẵn trong nhà nắm tía tô to. Khi có dấu sinh, các mẹ nấu lấy 1 bát nước đặc uống cũng có tác dụng tương tự nha. Mình để sẵn lá tía tô ở nhà nhưng chờ hoài k thấy sinh, lá héo bỏ đi thì có dấu sinh, cuống cuồng vào viện nên chẳng uống được.

Khi mẹ sinh bé xong:

– Mẹ nhờ người nhà xay cho 1 cốc to nước lá rau ngót, uống sống nha để đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn, sạch hơn, tránh tình trạng sót rau. Mình đã kiểm chứng, cũng dễ uống các mẹ à.

– Mẹ chuẩn bị trước mấy viên men rượu, sau sinh, mẹ tán nhỏ hòa với rượu/nước (mình hòa với nước) cho sền sệt rồi đắp lên ngực 20-30p. Sau đó, rửa sạch đi => sữa sẽ về nhanh hơn, nhiều hơn. Mình làm thì thấy hiệu quả vô cùng. Mình sinh thường nhưng do rò ối nên phải tiêm hơn 10 mũi kháng sinh nhưng ngày thứ 3 là sữa về ào ào rồi. 2,5t đầu, ngày nào cũng bỏ đi gần 1l sữa đấy. Giờ hơn 5t vẫn dư sữa cho con ti. Nhiều lúc thấy ngực xẹp lép tưởng hết sữa mà con ti sữa vẫn tràn trề. Giờ hơn 5t rồi, mình k phải bỏ sữa đi nữa nhưng mỗi lần con ti, bên còn lại cũng ra sữa thấm ướt hết khăn sữa. Mình ăn uống bình thường nha, hạn chế ăn các món lợi sữa vì sữa nhiều quá rồi. Bé nhà mình 5t được 9kg (tv con ngàn lấn).Mấy ngày đầu dù bé k ti hoặc mẹ k thấy có sữa thì mẹ cũng cố nặn sữa non đút cho con nha. Sữa non chứa nhiều kháng thể, quý lắm đó các mẹ à.

Nuôi con:

– Khi đưa con từ viện về, mẹ chải chiếu dưới đất cho con nằm đó 1 lúc rồi hãy cho con nằm giường nha. Làm vậy cho con dễ nuôi. K biết do mình làm vậy hay do trùng hợp nhưng cu nhà mình dễ lắm nên từ 1,5t đã 1 mẹ 1 con rồi mà mình vẫn nhàn tênh, chả thấy bận bịu, xì choét gì. Hi

– Sinh xong, hàng ngày 2 bữa cơm trưa + tối, mẹ hấp 1 bát đu dủ chín + ít đường ăn cho con sáng mắt, tốt cho đường ruột nữa. Trong tháng ngày nào mình cũng ăn, ra tháng thì thỉnh thoảng ăn + ăn đu đủ chín.

– Con bị sốt mẹ giã lá nhọ nồi (cỏ mực) đắp vào gan bàn chân, tay, trán cho con sẽ đỡ sốt/ giã lá dấp cá cho uống + mẹ ăn lá tía tô sống rồi cho con bú cũng có tác dụng hạ sốt.

– Con bị cảm cúm, mẹ nướng tỏi ép lấy nước cho con uống/ ăn sẽ đỡ

– Con bị ho mẹ hấp quất (tắc) + đường phèn (dưới 1 tuổi k nên dùng mật ong) cho con uống sẽ đỡ, có thể tiêu đờm được nữa

– Con bị tiêu chảy, mẹ ăn cà rốt, chuối xanh, hãm búp ổi như trà uống rồi cho con ti. Nếu con biết ăn thì cho con ăn/uống mấy món này

– Con bị táo, mẹ tước cọng mồng tơi thụt cho con, con sẽ đi dễ dàng hơn.

– Con bị bớt/chàm, đêm mẹ dậy cho con ti thì lấy nước miếng của mình bôi vào chỗ bớt/chàm đó sẽ hết Hoặc, mẹ lấy lưng con tôm rảo đánh vào đó lúc con ngủ cũng hết.

– Mẹ cho bé đi ra ngoài thì đem theo củ tỏi để tránh tà ma hay gì đó mình cũng k nhớ rõ. Hi. Có người thì đem theo chiếc đũa/ quệt nhọ nồi

– Đặt ở đầu giường bé vật bằng sắt: dao, kéo… cho bé khỏi giật mình. Người miền nam thì thường cho bé đeo vòng làm bằng cây dâu tằm

– Con bị rơ lưỡi, mẹ giã lá ngót lấy nước/mật ong rơ cho con. Nhưng mình toàn rơ bằng nước muối sinh lí, vài lần là lưỡi con sạch k phải rơ lại nữa.

– Con được 3t10n, mẹ lấy lá hẹ +giá đỗ rơ lợi cho con, vừa rơ vừa nói “mọc răng như giá, mọc răng k sốt” để khi con mọc răng k bị sốt. Có người chỉ rơ lá hẹ k thôi, có người thì lại giã hẹ lấy nước rơ, có người lại nói con gái 9 lá, con trai 7 lá. Mình cũng làm theo cách đầu tiên, đang chờ con mọc răng xem sao nhưng mấy người mình quen thì làm vậy con k bị sốt thật.

– Khi con được 3,4 tháng, thi thoảng mẹ ăn cũng giả vờ đưa thìa, đũa vào miệng con như cho con ăn vậy để sau này con ăn dặm sẽ dễ hơn, các cụ nói là “nhanh biết ăn”. hi

– Khi con chậm biết đi, mẹ mua cá chuối (cá quả/cá lóc) đập nhẹ vào chân con, trai 7, gái 9 cái, con sẽ nhanh biết đi hơn. Anh mình ngày xưa 13t mới biết đi, mẹ mình làm vậy nên chập chững biết đi cái là đi vững liền.

– Khi con bập bẹ biết nói, khi nấu canh, mẹ cho con nếm thử vừa nếm vừa hỏi “có vừa k? có ngon k?” con cũng nhanh biết nói. Mình đang chờ thử xem sao đây.

– Con k may bị méo đầu, mẹ bế con đụng nhẹ vào tường vừa đụng vừa nói “đọng đầu vào tường”, trai 7, gái 9 lần, đầu con sẽ dần tròn lại. Hồi con mình 1t, mình k để ý xoay đầu cho con nên giờ nẹm 1 bên, bé lại k chịu nằm quay đầu sang bên con lại nên giờ 5t rùi vẫn chưa hết. Mình cũng mới làm thử phép này. Mấy hôm nay lại thấy con hay nằm sang bên kia, đầu cũng đỡ nẹm hơn chút ít rồi.

Bonus thêm 1 số kinh nghiệm e copy được ;))

- Sau sinh mẹ ăn bữa rau thập cẩm, mỗi loại 1 cọng/nhánh: muống, lang, cải, mùng tơi.. càng nhiều càng tốt để cho quen dạ, tránh đau bụng.

- Khi ở viện về nhà nên bước qua chậu than+bồ kết (nhiều)+muối+lá chè nói "vía lành ở lại, vía dữ biến đi".

- Thường xuyên rửa nước chè nhưng k nên lau người. Lau sẽ bị sạm da.

- Để bé ngủ bên phía ngoài giường.

- Tìm 1 cây/ngọn xương rồng 3 nhánh về treo ở cửa buồng sẽ giúp tránh, loại bỏ sài, vía. (Cái này mẹ ck mình làm vs hình như bé ngoan hơn hay sao ý. Bé Ken vs em đều ngủ ngoan ).

- Tắm gội = lá thuốc người nhanh khỏe mà được tắm sớm.

- Lúc tắc tia sữa thì chườm nóng r cho con ti hoặc hút sẽ đỡ. Nếu khó thì cho ck ti thì dễ thông tia. Còn k đc thì các mẹ ra hàng thuốc bắc mua thuốc về uống thông luôn.

- Để trẻ ngủ đỡ giật mình: phơi khô 1 ít lá đinh lăng r lót gối hay cho xg tấm lót của bé.

- Nhiều sữa: Ăn rau đay (Các mẹ nên ăn luôn sau sinh ạ), rau lang, mùng tơi, mướp, đậu phụ.. Uống sữa đậu (nc đậu), chè đỗ đen, chè vằng... 

- Thường xuyên ăn rau lang để tránh táo bón. Ăn nhiều trứng lá ngải, lá mơ.

- Uống nhiều nước. Nên uống C sủi cho mát.

- Sinh xong k nên nói nhiều (khản giọng, ho, nói nhịu)

- K chải đầu càng lâu càng tốt (tránh đau đầu, rụng tóc)

- Sau sinh nên bôi nghệ tươi lên da cho đẹp da ;;)

- Bé 0-3m hay đi xì xoẹt hoa cà hoa cải nên các mẹ dùng Miếng lót sơ sinh 1 của Bobby sẽ đỡ tốn kém hơn dùng bỉm. Phải thay cho bé thường xuyên.

- Dùng kem hăm Sudocream rất nhạy. Dùng đc cho cả nốt muỗi, kiến đốt.

- Tuyệt đối k ăn lá lốt, măng vì dễ mất sữa.

- ... (khi nào nghĩ ra viết tiếp :)) )

Bonus thêm hẳn thực đơn cho các mẹ sau sinh trong 1 tháng đầu luôn :>

Canh:

1. Chân giò nấu đu đủ xanh

2. canh thì là nấu thịt thăn băm nhỏ

3. Canh khoai tây cà rốt+xương

4. Canh bí xanh+sườn

5. Canh bí đỏ, đậu xanh +sườn

6. Canh rau ngót+thịt nạc

7. Canh đậu đỏ, hạt sen, mộc nhĩ+móng giò

8. Canh móng giò +lạc

9. Canh hoa thiên lý + thịt nạc

10.Canh trứng: Đậu phụ 2 bìa, trứng gà 2 quả,một ít đường trắng, cho tất cả vào nấu thành canh để ăn vào sáng sớm khi đói,ngày ăn 1 lần và ăn thường xuyên.

11. Canh xương heo+ngô+ nước cơm rượu (lợisữa). Sau khi ăn nên uống nc gừng

12. Canh rau dền

Rau:rau lang luộc, su su luộc, bầu luộc, mướp luộc, mướp xào thịt bò, đậu đũaluộc+hành, khoai lang luộc, rau dền luộc.

Món mặn

1. Thịt nạc rim nghệ, gừng

2. Gà ác tần thuốc bắc(ăn tối đa 2 con/ tuần,gần 2,3 lạng/con)

3. Gà rang nghệ, gừng

4. Thịt lợn, bách hợp, đương quy: Bách hợp 30g, đương quy 9 g, thịt lợn nạc 60 g, cho cả vào nấu chín. Cần ăn 5-7 ngày.

5. Đuôi bò hầm thuốc bắc

6. Đậu phụ kho thịt

7. Đậu phụ rán

8. tôm nõn rang thịt+gừng

9. Cá diếc kho gừng

10.Cá chép hấp thì là, hành

Cháo:

2. Cháo lươn, nước gừng: Lươn 150 g, nước gừng10-20 ml, cho vào gạo tẻ nấu thành cháo ăn.

3. Cháo rau cải dầu: Dùng 100 g cải dầu nấuvới gạo tẻ thành cháo ăn.

4. Cháo thịt, đậu xị, hành: Đậu xị 10 g, hành10 g, cho vào đun lấy nước rồi cho thịt xay vào nấu cháo ăn. Cần ăn vài tuần,hoặc thay món cho dễ ăn.

5. Cháo chim bồ câu, hạnh nhân: Thịt bồ câu100 g, hạnh nhân ngọt 100 g, cho vào nấu ăn.

6. Cháo móng giò

Hoa quả:chuối sứ (chín) hấp trong nồi cơm (đã sôi cạn nước), na, hồng xiêm, nho, nhãn,thanh long, bơ, mãng cầu

Nước uống:

1. nước cam

2. nước táo

3. Nứơc gạorang + đậu đỏ

4. Nước đậu đen

5. Chè vằng

6. Vối

7. Rau má

8. Hạt mùi, thì là

9. Sữa ông thọ nóng

10. Sữa đậu nành

11. Nước quýt hoa hồng: Dùng nước quýt 30 g, hoa hồng 3 g. Sắc lấy nước uống trong ngày thaytrà

12. Nước sâm: Hồng sâm 10 g, thái lát cho nướcvào nấu uống

13. Đậu đen, hồng hoa sắc: Đậu đen 30 g, hồnghoa 6 g, sắc lấy nước cho 60 g đường đỏ vào uống nóng

14. Mộc nhĩ đen hầm: Mộc nhĩ đen, đường phèn,lượng như nhau, đem hầm nhừ, mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.

15. Nước ngó sen: Ngó sen tươi 500 g giã nát,vắt lấy nước uống ngày một lần

16. Nước sơn tra, lá chè: Sơn tra (táo mèo) 50g, lá chè 6 g, đường đỏ 100 g, cho cả vào nấu cùng, lấy nước uống. Ngày uống 2lần

17. Nước gừng: Gừng tươi 50 g nướng cháy,đường đỏ 50 g, hai thứ nấu lấy nước uống, ngày uống 2 lần.

18. Sinh tố rau ngót

19. Nước đậu: Đậu đen, đậu đỏ mỗi loại 200 g,cho cả 2 thứ vào rang qua, sau cho nước cùng men rượu nấu lấy nước uống, ngàyuống một lần.

20. Nước lá tía tô, hành: Hành 50 g, lá tía tô10 g, đường đỏ 50 g. Luộc hành và lá tía tô, sau gạn lấy nước cho đường đỏ vào uống. Uống nóng, ngày 1 lần trong 1 t/g.

Tráng miệng

1.Chè hạt sen, chè đỗ đen/đỗ xanh, chèngô

2. Chè trứng, táo: Trứng gà tươi 2 quả, lạc nhân 100 g, đại táo 12 quả, đường đỏ 50 g. Luộc chín lạc, sau cho trứng gà và đường đỏ vào nấu cùng. Ăn cái uống nước canh. Mỗi ngày 1 lần, cần dùng liên tục 20 ngày.

3. Chè mè đen

Chú ý: thực đơn của sản phụ thiếu sữa nên trọng dụng các thực phẩm như chân giò lợn, thịt dê, cá diếc, cá chép, vừng đen, lạc, hạt bí ngô, xích tiểu đậu, củ niễng, rau diếp, đậu phụ, sữa đậu nành, mạch nha, nhau thai... và đặc biệt là móng giò lợn.

Thực phẩm cần kiêng: hạt tiêu, nhục quế, ớt, tỏi, đinh hương, rượu, trà đặc, cà phê, thuốc lá, mướp đắng, dưa hấu, cà chua, dưa chuột, chuối tiêu, thị, ốc, cua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét