Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Những món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh

Nhiều bà mẹ sau khi sinh con cảm thấy lo lắng khi thấy mình không đủ lượng sữa để cho con bú. Các mẹ hãy tham khảo một số món ăn dưới đây có thể giúp các mẹ lợi sữa mà việc chế biến cũng như nguyên liệu hoàn toàn đơn giản và dễ kiếm.
1. Cháo gạo lứt


Thành phần: Gạo lứt, đậu đỗ(đỗ đỏ đỗ đen, đỗ gà, đỗ lăng), rong biển phổ tai Kombu

Bổ sung: Hạt sen, cà rốt, đậu cove, bí ngòi, bí đỏ. Bạn không nên nấu nhiều loại cùng lúc mà nên thay đổi.




Cách nấu:


Bước 1: Ngâm gạo lứt và đậu đỗ qua đêm. Đổ nước ngâm và cho nước mới để nấu.

Bước 2: Cho gạo lứt, đậu đỗ và rong biển phổ tai vào chung 1 nồi áp suất. Nấu thành cơm với tỉ lệ nước 1 gạo: 1,5 nước.

Bước 3: Ninh một nồi nước rau củ ngọt gồm củ đậu, củ cà rốt, củ ngưu bàng, mướp già, thân cây chùm ngây,củ cải, bí đỏ, củ sen… hoặc bất cứ thứ củ ngọt theo mùa ở địa phương, cho thêm 1 tấm rong biển phổ tai đã ngâm trước đó 1 đêm, cho cả nước ngâm phổ tai vào nấu từ nước lạnh để nước trở nên ngọt hơn. Khi nước sôi lăn tăn vớt tấm rong biển Kombu để không bị tanh,các loại rau củ khác tiếp tục đun để nước ngọt.

Bước 4: Cho cơm gạo lứt và nước ngọt vào để nấu cháo, khoãng 30 phút cháo nhừ thì nêm hành mùi hoặc thì là. Múc cháo ăn cùng với rong biển Nori ăn liền, miso hoặc bơ vừng, muối vừng…


2. Canh rau ngót hoặc rau thì là


Đây là món canh rau lành và phổ biến nhất cho các mẹ sau sinh.


Nguyên liệu:


Hành tây: 1/2 củ. Rau ngót:1-2 mớ. Rong biển Wakame: 1 nắm. Dầu ăn: dùng dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu oliu đều được. Tỏi : 1 tép nhỏ đập dập. Gia vị: Muối tinh (Dùng muối sống chứ không dùng muối hầm) và miso nếu muốn. Nước dùng: Nếu có thời gian thì nên ninh một nồi nước rau củ luộc để nấu cháo gạo lứt, còn thừa thì nấu canh.

Rau củ luộc bao gồm: củ đậu, củ sen, củ ngưu bàng, mướp già, thân và cành rau chùm ngây đã nhặt rau, củ cà rốt… hoặc bất kì loại củ nào đúng mùa ở địa phương. Bạn nên ninh một nồi vào buổi sáng và nấu dần trong cả ngày, bỏ tủ lạnh nếu trời nắng nóng.




Chuẩn bị:


Hành tây: Thái mỏng

Rau ngót (hoặc rau thì là) chọn rau già, vò nát nghe tanh tách là rau ngon, ngọt nước.

Rong biển: ngâm nước hoặc chưa ngâm thì phải cắt nhỏ.


Cách nấu:


Phi dầu với tỏi, cho hành tây đảo đều cho đến khi hành tây trong là được.

Cho hành tây qua một bên, cho tiếp rau ngót vào đảo đều cho đến khi hơi cạn nước cho 1 ít muối tinh vào đảo thêm. Khi cho muối vào thì tinh chất ngọt trong rau củ mới ra hết, đảo một lúc bạn mới nên cho nước dùng vào (nếu đổ nước dùng vào rồi với cho muối thì món canh sẽ rất nhạt nhẽo).

Nấu thêm 5 phút cho rau ngót chín tới, cho tiếp rong biển vào nấu thêm 1-3 phút cho đến khi rong biển bung ra xanh mướt mà không chín nhừ, ăn vẫn hơi giòn thì ngon hơn.

Nêm lại muối và miso để vừa miệng.

Nếu bạn là người nghiện Natto(Tương sổi ) có thể cho vài thìa vào lúc cuối thì canh sẽ có thêm một lượng đạm đáng kể.

Phi dầu với tỏi, cho hành tây đảo đều cho đến khi hành tây trong là được.

Cho hành tây qua một bên, cho tiếp rau ngót vào đảo đều cho đến khi hơi cạn nước cho 1 ít muối tinh vào đảo thêm. Khi cho muối vào thì tinh chất ngọt trong rau củ mới ra hết, đảo một lúc bạn mới nên cho nước dùng vào (nếu đổ nước dùng vào rồi với cho muối thì món canh sẽ rất nhạt nhẽo).

Nấu thêm 5 phút cho rau ngót chín tới, cho tiếp rong biển vào nấu thêm 1-3 phút cho đến khi rong biển bung ra xanh mướt mà không chín nhừ, ăn vẫn hơi giòn thì ngon hơn.

Nêm lại muối và miso để vừa miệng.

Nếu bạn là người nghiện Natto(Tương sổi ) có thể cho vài thìa vào lúc cuối thì canh sẽ có thêm một lượng đạm đáng kể.


3. Rau diếp nấu cà chua rong biển


Thành phần: Rau diếp thơm hoặc rau diếp quắn: 2 mớ. Cà chua : 1 quả. Rong biển Wakame: 1 nắm. Nước dùng từ nước luộc rau củ đúng mùa như món canh rau ngót ở trên. Gia vị: muối miso.




Cách nấu:


Phi thơm hành với dầu nóng, xào với cà chua, nêm muối tinh, sau đó cho thêm nước vào đun sôi thì thả rau diếp và rong biển wakame vào cùng lúc, chỉ cần sôi bùng là nhấc ra ăn nóng.

Nêm lại gia vị muối hoặc miso cho vừa ăn. Không nên nấu nhừ quá sẽ không ngon.


4. Cơm độn:


Gạo lứt, hạt sen, kê, đỗ gà



Bạn có thể nấu một nồi cơm độn với nhiều thành phần khác nhau như gạo lứt, hạt sen, hạt kê, ý dĩ. 


5. Muối vừng:


Có thể dùng cả vừng đen và vừng vàng; Món ăn này là không thể thiếu vì hàm lượng vi chất dinh dưỡng rất lớn. Để có thể ăn được nhiều vừng, bạn có thể rang vừng không giã, và nhai suống vào lúc đói. Hoặc rang vừng và giã tay, nêm lượng muối rất ít để ăn được nhiều hơn.



Muối vừng có thể dùng để rắc lên các món cơm cháo để tăng hương vị hoặc dùng để chấm với các loại củ như cà rốt, su hào, su su…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét