Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Danh ngôn hay về tiền bạc và sự giàu có

Những thứ đong đếm được chưa chắc đã có giá trị, những thứ có giá trị thường không đong đếm được.

1. Tiền bạc là những con số và những con số thì không bao giờ kết thúc. Nếu bạn xem tiền là hạnh phúc… thì sự tìm kiếm hạnh phúc của bạn sẽ chẳng có điểm dừng.

2. Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm những thứ bạn đang có mà không thể mua được bằng tiền.


3. Tiền chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm cho con người hạnh phúc. Bản chất của tiền không thể mang lại hạnh phúc. Càng có nhiều, càng ham muốn nhiều. Thay vì làm đầy, tiền lại tạo ra một cái máy hút bụi._ Benjamin Franklin

4. Người ta nói tình yêu quan trọng hơn tiền bạc, nhưng bạn đã bao giờ thử thanh toán hóa đơn với một cái ôm chưa?

5. Tiền chỉ là một công cụ. Nó là tài xế đưa bạn đến bất cứ nơi nào mà bạn muốn, nhưng nó sẽ không thể thay thế bạn._ Ayn Rand

6. Với người nghĩ rằng tiền có thể làm được mọi thứ, ta có thể nghi ngờ anh ta làm mọi thứ vì tiền. .- Benjamin Franklin

7. Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng.

Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít đi.

8. Người nghèo không phải là người có quá ít, mà là người cứ muốn nhiều hơn nữa._ Seneca

9.

Trước khi bạn nói, hãy lắng nghe.
Trước khi bạn viết, hãy suy nghĩ.
Trước khi bạn tiêu xài, hãy kiếm tiền.
Trước khi bạn đầu tư, hãy nghiên cứu tỉ mỉ.
Trước khi bạn phê bình, hãy đợi.
Trước khi bạn cầu nguyện, hãy tha thứ.
Trước khi bạn bỏ cuộc, hãy cố gắng.
Trước khi bạn về hưu, hãy để dành.
Trước khi bạn chết, hãy cho đi._ William A. Ward

10. Thời gian quý giá hơn tiền bạc. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng bạn không thể có thêm được thời gian._ Jim Rohn

11. Có quá nhiều người dành tiền mà họ không kiếm được để mua những thứ họ không muốn và để “thể hiện” với những người mà họ không thích – Will Smith

12. Người không biết đồng tiền của mình đến từ đâu thường không biết đồng tiền cuối cùng của mình sẽ đi đâu.

13. Bạn chỉ có thể đạt được một thứ gì đó mà bạn ưa thích. Đừng biến tiền thành mục tiêu của bạn. Thay vào đó, hãy theo đuổi những việc mà bạn yêu thích, và làm việc đó thật tốt đến nỗi mà người khác không thể rời mắt khỏi bạn._ Maya Angelou

14. Tôi không trả lương cao vì tôi có nhiều tiền; Tôi có nhiều tiền vì tôi trả lương cao._ Robert Bosch

15. Hiểu biết giá trị của tiền bạc và luôn biết hy sinh tiền bạc vì bổn phận hoặc vì nhân nghĩa , đó là một đức hạnh thực sự._Senancourt.

16. Tiền bạc giống như tình yêu, nó từ từ giết chết một cách đau đớn những ai chiếm giữ nó, và làm sống dậy những ai biến nó thành bạn._ Kahlil Gibran

17. Kinh doanh, bạn biết đấy, có thể mang cho bạn tiền bạc, nhưng tình bạn thì hiếm khi nào. _Jane Austen

18. Mất tiền là mất mát lớn; Mất bạn lại là mất mát lớn hơn nữa; Mất niềm tin là mất hết._ Eleanor Roosevelt

19. Đừng nói với tôi những ưu tiên của bạn. Hãy cho tôi biết bạn dùng tiền vào việc gì và tôi sẽ cho bạn biết những ưu tiên đó là gì._ James W. Frick

20. Tiền không phải là một thứ tốt đẹp nếu bạn không biết được giá trị của nó thông qua kinh nghiệm._ P.T Barnum

21. Nếu tiền là niềm hy vọng tự do của bạn thì bạn sẽ không bao giờ có nó. Vật bảo đảm duy nhất mà một người có được trong thế giới này chính là sự tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và khả năng._ Henry Ford

22. Người trả lương không phải là ông chủ. Ông chủ chỉ sử dụng tiền. Chính khách hàng mới là người trả lương._ Henry Ford

23. Người giàu có nhất lại có thú vui giản dị nhất._ Henry David Thoreau

24. Nếu muốn biết giá trị của tiền bạc, hãy ra ngoài và thử vay một ít.- Benjamin Franklin

25. Hạnh phúc không chỉ có ở sự sở hữu tiền bạc; nó còn ở trong niềm vui tận hưởng thành quả, trong sự rộn ràng khi tạo ra nỗ lực._ Franklin D. Roosevelt

26. Có ba người bạn trung thành: một người vợ tấm cám, một con chó nuôi từ bé và một số tiền dự trữ. .- Benjamin Franklin

27. Nhiều người không quan tâm tới tiền cho tới khi họ cạn kiệt tiền, và những người khác cũng làm điều tương tự với thời gian._ Johann Wolfgang von Goethe

28. Túi quần trống rỗng không bao giờ kìm hãm được ai. Chỉ có một cái đầu rỗng tuếch và trái tim trống rỗng mới làm được điều đó._ Norman Vincent Peale

29. Nếu bạn muốn biết tính cách thật sự của một người, hãy quan sát cách anh ta hành động khi mất hết tiền._ Simone Weil

30. Người giàu không phải là người có nhiều, mà là người ban phát nhiều._ Erich Fromm

31. Việc giáo dục chính quy sẽ giúp bạn kiếm sống; còn tự học sẽ giúp bạn trở nên giàu có._ Jim Rohn

32. Hãy mua khi mọi người bán và giữ cho tới khi mọi người mua. Đó không chỉ là một khẩu hiệu lôi cuốn. Đó còn là điều cốt lỗi để đầu tư thành công._ J. Paul Getty

33. “Tiền không mua cho bạn được hạnh phúc, nhưng nó làm cho sự nghèo khổ dễ chịu hơn” – Spike Milligan.

34. Có tiền và những thứ tiền có thể mua được là một điều tốt, nhưng thỉnh thoảng bạn cũng nên kiểm tra và chắc chắn rằng bạn chưa đánh mất những thứ mà tiền không thể mua được._ George Lorimer

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

CẢM XÚC LÀ KẺ THÙ SỐ 1 CỦA THÀNH CÔNG

1. Cãi nhau với em trai, tôi tức giận đưa tay đánh nó, nó khóc: “Sau này chị lên trường, em không bao giờ mong chị về nữa!” Nghe xong mà không thể giận nổi nữa. Bản thân tôi cứ hay làm quá tâm trạng mình, vậy nên thường xuyên làm tổn thương những người thân yêu nhất, gần gũi nhất.

2. Tất cả những cảm xúc của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân.

3. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.


4. Nổi giận là bản năng, khống chế cảm xúc là bản lĩnh.

5. Nếu bạn không làm chủ được cảm xúc của mình, bạn sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc.

6. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc phát hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu giáo dục.

7. Điện thoại rất đắt, chuột rất đắt, máy tính cũng rất đắt. Không khống chế được cảm xúc mà quăng quật nó thì lấy đâu ra tiền mà mua lại.

8. Rất dễ bị người ta đổ cho việc giáo dưỡng có vấn đề, làm xấu mặt bố mẹ/ Xúc động không thể giải quyết được vấn đề gì, ngược lại, còn dễ tạo thành mâu thuẫn.

9. Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là lưu lại tất cả những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực nhất cho những người thân yêu nhất.

10. Vì bố tôi không phải tỷ phú, người yêu tôi không phải đại gia, tôi không giỏi, không đẹp, không có khả năng muốn làm gì thì làm. Vậy nên phải học được cách kiềm chế bản thân, để trở thành một người bình thường không tầm thường.

11. Bố tôi vừa mua một cái smartphone, hỏi tôi cách mở wifi, tôi nói mà ông mãi không hiểu, tôi nhắc lại ông vẫn nói là ông không biết. Lúc ấy tôi ức chế, gào lên: “Thôi, bố đừng hỏi nữa, con không biết đâu!” Không biết khi ấy bố tôi đau lòng như thế nào. Ngày nhỏ, khi tôi chưa biết thứ gì, bố tôi đã kiên nhẫn dạy tôi bước đi, dạy tôi học nói, dạy tôi ăn cơm... Giờ mỗi lần nghĩ lại đều thấy hối hận...

12. Hai năm học nói, cả đời học im lặng.

13. Không thể vừa xấu, vừa lùn lại còn xấu tính đúng không?

14. Đừng để những cảm xúc tiêu cực hiển hiện trên khuôn mặt, vì đó là một loại biểu tình khiến người khác chán ghét.

15. Nếu ngay cả cảm xúc của bản thân mà còn không khống chế được thì dù cho bạn cả thế giới, sớm hay muộn bạn cũng sẽ phá hủy tất cả.

16. Có một lần tôi tắm cho con chó nhà tôi, không cẩn thận làm nó đau, nó quay đầu lại nhe răng định cắn tôi, nhưng cuối cùng lại quay đầu lại khẽ gừ một tiếng rồi thôi. Ngay cả động vật còn biết khống chế chính mình, chẳng lẽ con người lại không làm được.

17. Tất cả những cảm xúc không tốt, đơn giản đều đến từ kì thi, mập lên, thiếu tiền và không có người yêu.

18. Tính tốt là do cọ xát nhiều mà thành, tính xấu là do bị chiều mà ra. Người sửa được tính cách của bạn là người bạn yêu, người chịu được tính cách của bạn là người yêu bạn.

19. Bạn có thể sẽ không bao giờ biết được những lúc bạn không khống chế được tâm trạng của bạn, bạn đã nói ra những lời nói làm tổn thương người khác nhiều như thế nào.

20. Vì tôi biết sau này tôi nhất định sẽ hối hận.

21. Vấn đề có thể mang đến rất nhiều cảm xúc, nhưng cảm xúc cũng không giải quyết được vấn đề.

22. Một lời hay có thể sưởi ấm cả mùa đông, một câu không hay làm rét lạnh cả tháng Sáu. Bạn sẽ không biết được một lời buột miệng lúc nóng giận của bạn có thể tổn thương người khác như thế nào, kể cả đó là những người thân thiết nhất. Càng trưởng thành càng phải học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời khiến bạn vuột mất người bạn yêu thương nhất.

23. Có ít cảm xúc tiêu cực hơn, bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

24. Sống trên đời chỉ cần một chữ “Nhẫn”. Hồi bé cần nhịn đi chơi, cố gắng học hành. Lớn rồi nhịn thói lười biếng, cố gắng làm việc... Con gái nhịn ăn để giữ dáng. Con trai nhịn ham muốn, không để biến thành dung tục... Những người ngay cả cảm xúc của bản thân còn không khống chế được, thì làm sao mà khống chế được cuộc đời mình.

25. IQ đã thấp thì không thể khiến EQ cũng thấp theo được.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Bảy Chỉ Số Thông Minh IQ, EQ, AQ, PQ, SQ, CQ, Đa Dạng

Ta thử tìm hiểu bảy loại trí thông minh sau đây:

1. Chỉ số thông minh – IQ (Intelligence Quotient)

2. Chỉ số thông minh cảm xúc- EQ (Emotional Quotient or Emotional Intelligence)

3. Chỉ số thông minh vượt khó – AQ (Adversity Quotient) 

4. Chỉ số thông minh say mê – PQ (Passion Quotient)

5. Chỉ số thông minh xã hội - SQ (Social Intelligence)

6. Chỉ số thông minh sáng tạo – CQ (Creative Intelligence)

7. Chỉ số thông minh đa dạng - Seven Kinds Of Smart


Chỉ số thông minh ( IQ ) 

Chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient), là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưa ra trong cuốn sách Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học. Binet nhận thấy rằng có mối liên hệ giữa khả năng học của một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ông. Sau đó không lâu, nhà tâm lý học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Standford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet; nó nhanh chóng trở nên thông dụng trên khắp nước Mỹ, bùng phát mạnh vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trí thông minh (Intelligence) được dùng hệ số IQ (Intelligence Quotient), đo lường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình huống, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ… Trí thông minh có thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực, và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể. 

Chỉ số IQ thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc, trong xã hội, những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng.

Chỉ số IQ trung bình của con người tăng lên một cách rất chậm. Trung bình chỉ số IQ trong một đời người hầu như không tăng hay giảm. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn những sự thay đổi đó thể hiện chính xác sự thông minh dần thêm của con người. 

Tuy nhiên càng ngày, người ta càng cho rằng các chỉ số thông minh khác quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói: “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

Chỉ số thông minh cảm xúc ( EQ )?

Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Chỉ số thông minh cảm xúc EQ (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient). EQ đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người trong cảm nhận, đánh giá, và quản lý cảm xúc của bản thân, của người khác hay của một nhóm người. 

Trong một thời gian dài người ta dùng chỉ số IQ để tìm kiếm người tài vì tin rằng người có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy một số nghiên cứu khoa học lại cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giải thích được sự thành công vượt trội của 75% số người còn lại. Kết quả nghiên cứu đã loại yếu tố về năng lực chuyên môn. Cuối cùng những người nghiên cứu khẳng định rằng chỉ số EQ mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta.

Năng lực cảm xúc trong môi trường làm việc ? Trong khi chỉ số thông minh ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số thông minh cảm xúc có thể được “học” và thay đổi vào bất cứ giai đoạn hay môi trường nào. Để thành công trong môi trường làm việc, ông Daniel Goleman - người được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về EQ hiện nay đã đề xuất chúng ta phải có những năng lực xúc cảm cá nhân gồm: năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực; và những năng lực thông minh xúc cảm xã hội gồm: năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội..

Năng lực tự nhận biết cảm xúc bản thân giúp chúng ta hiểu rõ cảm xúc hiện tại của mình và giúp chúng ta nhận biết vai trò quan trọng của cảm xúc đối với kết quả công việc của mình. Biết tự đánh giá bản thân còn giúp chúng ta hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình, giúp chúng ta can đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được chấp nhận, và dám một mình theo đuổi cái đúng. Trong khi đó, năng lực tự điều chỉnh giúp chúng ta kềm giữ mọi cảm xúc bốc đồng của bản thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những thử thách khó khăn nhất.

Đối với những người có năng lực tạo động lực, họ thường xem kết quả của công việc là thước đo cuối cùng cho sự thành bại. Chính vì thế họ luôn cố gắng phát triển bản thân và mong muốn vượt qua hay ít nhất đạt được những tiêu chuẩn hoàn hảo. Những cá nhân này luôn tìm thấy mục tiêu của bản thân trong mục tiêu của tập thể. Họ luôn chú ý đến giá trị, mục tiêu của tổ chức trước khi ra quyết định. 

Bên cạnh một số năng lực kể trên, có những người còn có khả năng thấu cảm người khác. Họ có thể cảm nhận, dự đoán được cảm xúc và hoàn cảnh của người khác, có khả năng bày tỏ sự quan tâm của mình một cách chủ động đối với người khác. Hoặc cũng có người có năng lực phát triển người khác. Họ có năng lực cảm nhận được nhu cầu phát triển bản thân của người khác, sẵn sàng kèm cặp, hỗ trợ cho những người đó phát triển. 

Nói đến năng lực giao tiếp xã hội của một người, chúng ta có thể kể đến năng lực truyền đạt thông tin, năng lực quản lý xung đột, năng lực lãnh đạo hay năng lực tạo sự thay đổi, năng lực hợp tác với người khác…

Người có năng lực quản lý sự xung đột có khả năng “xử lý” những tình huống căng thẳng một cách êm đẹp. Họ có khả năng thương thuyết và giải quyết những mối bất hòa, đưa ra giải pháp để hai bên cùng thắng. Trong khi đó người có năng lực lãnh đạo sẽ tạo cảm hứng cho mọi người làm việc, làm cho họ tin và hướng theo một tầm nhìn, một mục tiêu chung. Dù ở vị trí nào họ cũng sẵn sàng tiến lên để nhận lãnh trách nhiệm, họ tạo ảnh hưởng lên người khác bằng chính những hành động của mình. Còn người có năng lực hợp tác luôn tạo ra một môi trường làm việc vì mục đích chung, trong đó mọi người đều có cơ hội để phát triển. 

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

Chỉ số vượt khó – AQ?

Năm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách “Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities” (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội). Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn. Tại sao một số người trở nên xuất chúng, rất thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ – khả năng đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất hạnh và nghịch cảnh. 

Nhiều nhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp phần khẳng định, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thề làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ). 

Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai. 

Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber. 

1. Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý. 

2. Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ. 

3. Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn. 

Theo đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người. 

Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống: 

1. Đối diện khó khăn 

2. Xoay chuyển cục diện 

3. Vượt lên nghịch cảnh 

4. Tìm được lối ra 

Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm “fix”, có nghĩa là phần nhiều thuộc về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp”. 

Chỉ số say mê – PQ?

Bạn tự hào là người có chỉ số thông minh IQ cao. Nhưng theo các nhà khoa học, nếu có chỉ số đam mê PQ (Passion Quotient) thấp, bạn sẽ khó mà thành công. Sự đam mê là ngọn lửa thổi bùng lên lòng nhiệt huyết, khiến mỗi chúng ta không ngừng khám phá những tiềm năng vô tận ẩn sâu trong mỗi con người.

PQ là chỉ số chỉ sự say mê của mỗi người dành cho việc anh ta làm, gọi tắt là chỉ số say mê (PQ).

Có người đã cho rằng: “Chỉ số IQ giống như một đoạn mạch ADN rất vững chắc và rất khó để cải thiện. Còn chỉ số PQ là chất lửa trong mỗi con người, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được ngọn lửa đó.”

Chỉ số PQ của con người không thể đo lường một cách chính xác. PQ không thể hiển thị dưới dạng con số hay thống kê như IQ, nó chỉ mang tính ước đoán, hàm ý và tượng trưng.

Người có chỉ số PQ cao là một tài sản quý 

Sự say mê trước hết do định hướng đúng vào công việc được lựa chọn, phù hợp với năng lực và sở trường của mình, vào trí thông minh của mình theo như phân loại. GS. Arindam Chaudhari - nhà quản lý nổi tiếng Ấn Độ – cho rằng những người có chỉ số PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức. Ông chỉ ra những phẩm chất của họ là: yêu thích công việc mình làm, họ luôn tận tụy, hoàn thành có chất lượng bất cứ việc gì có liên quan, thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí, họ làm việc không kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc cả trong khi nghỉ ngơi nên tìm ra những giải pháp độc đáo, sáng tạo. Họ luôn luôn nghĩ đến việc gì sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian. Những phẩm chất đó khiến họ thành công trong nghề nghiệp của mình. 

Trong công việc, những nhân viên làm việc với lòng say mê cao là những người được các sếp quý trọng. Ngọn lửa say mê đến từ định hướng đúng trong công việc, chọn nghề phù hợp với năng lực và sở trường, vào trí thông minh của mỗi người. Những người có chỉ số PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức. Những phẩm chất thường thấy ở họ là: 

– Yêu thích công việc mình làm.

– Luôn toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc đạt chất lượng cao.

– Thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí.

– Họ làm việc không kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc ngay cả trong lúc nghỉ ngơi, nên họ thường tìm ra được những giải pháp độc đáo và sáng tạo. 

– Họ luôn luôn nghĩ đến việc sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian. 

Chỉ số Thông minh xã hội - SQ 

Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ). 

Khái niệm này do Edgar Doll đưa ra từ năm 1937, với mục đích xác định mức độ hòa nhập vào một tập thể rộng lớn thông qua khả năng đánh giá đúng người, đúng việc, sự khôn khéo, cách xử lý có hiệu quả một cá nhân trước mỗi hiện tượng, sự kiện, mỗi tình huống cụ thể... 

Đa số câu hỏi trắc nghiệm chỉ số SQ dựa vào tính đối cực do Hans Eysenek đưa ra trên cơ sở các dữ liệu lâm sàng và thống kê. SQ được xem như chiếc chìa khóa để thành công trong cuộc đời, và nếu như các chỉ số khác đều cao, cá nhân đó chắc chắn sẽ là một người thành đạt trong xã hội.

Chỉ số thông minh sáng tạo – CQ?

Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence – CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.

Nhà tâm lý học người Anh Harry Adler lần đầu tiên đưa ra khái niệm này. Ông nghiên cứu vùng khu trú của những suy nghĩ sáng tạo và định nghĩa một cách đơn giản: “Khả năng sáng tạo là cái loé sáng vỗ nhẹ vào vùng não phải để làm bật ra những ý tưởng”. Nói như vậy có nghĩa là tuy phần nào mang tính bẩm sinh, nhưng khả năng sáng tạo vốn có trong tư duy mỗi người và hoàn toàn có thể “rèn luyện” được. Adler đã chỉ ra rằng có thể nâng cao hiệu quả của não bộ bằng cách tập suy nghĩ, tìm ra những cái phi thường, cái “loé sáng” trong cái bình thường và đề xuất rất nhiều cách để tạo ra “cái vỗ nhẹ” đó. Cũng chính vì thế, mục tiêu giáo dục ở các nước tiên tiến là không chỉ cung cấp kiến thức đào tạo mà tạo ra những người biết suy nghĩ sáng tạo. Gần đây, người ta đã xây dựng cả một ngành khoa học mang tên ‘Tư duy sáng tạo” nhằm mục đích này.

Dù ở độ tuổi nào, mỗi người đều có tiềm năng để phát triển những năng lực trên. Đừng quá ỷ lại vào trí thông minh, trình độ chuyên môn mà nên tập trung nhiều hơn đến việc phát triển chỉ số EQ, phát triển năng lực cảm xúc của bản thân trong môi trường làm việc. Cũng như Chỉ số vượt khó ( AQ), Chỉ số say mê ( PQ), Thông minh xã hội ( SQ), Chỉ số thông minh sáng tạo ( CQ). Từ từ chúng ta sẽ nhận biết, quản lý bản thân tốt hơn, hiểu biết và giao tiếp với người khác hiệu quả hơn, và chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc và cuộc sống ! 

Thuyết trí thông minh đa dạng: Bảy loại hình thông minh? 

Theo thuyết trí thông minh đa dạng của nhà tâm lý học Howard Gardner, chúng ta được nhìn nhận về các loại hình thông minh trên một khía cạnh khác. Gardner cho rằng nền văn hoá của chúng ta đã quá tập trung chú trọng vào lối tư duy lô-gic và tư duy bằng lời nói, đây là những năng lực chủ yếu được đánh giá trong một bài kiểm tra trí thông minh, trong khi đó đã bỏ qua những dạng khác của trí tuệ và sự hiểu biết. Ông đưa ra ý kiến là có ít nhất 7 loại trí thông minh khác nhau, đều xứng đáng được coi như những cách thức quan trọng của suy nghĩ và tư duy. Hãy cùng tôi khám phá xem chúng ta thuộc những dạng thông minh nào trong 7 loại hình thông minh dưới đây:

Bảy loại hình thông minh?

Loại thứ nhất là thông minh về ngôn ngữ. Đây là trí thông minh của các phóng viên, người kể chuyện, các nhà thơ và luật sư. Loại tư duy này đã đem lại cho chúng ta tác phẩm “Vua Lear” của Shakespeare, “Odyssey” của Homer và truyển thuyết “Nghìn lẻ một đêm” của người Ả Rập. Người có khả năng về ngôn ngữ có thể tranh cãi, thuyết phục, làm trò hay làm hướng dẫn có hiệu quả bằng việc sử dụng lời nói. Họ thường yêu thích các cách sử dụng âm thanh của từ ngữ, thông qua sự chơi chữ, trò đố từ và cách uốn lưỡi. Đôi khi họ cũng hay đưa tin vặt bởi vì họ có khả năng nhớ các sự kiện. Họ có thể trở thành các bậc thầy về đọc và viết. Họ đọc một cách tham lam, có khả năng viết một cách rõ ràng và có thể phóng đại ý nghĩa lên theo các cách khác nhau từ những tin bài báo, bức ảnh bình thường.

Loại thứ hai, thông minh lô-gic – toán học, là trí thông minh đối với những con số và sự lô-gic. Đây là trí thông minh của các nhà khoa học, kế toán viên và những nhà lập trình máy tính. Newton đã điều khiển và khai thác được loại trí thông minh này khi ông phát minh ra các phép tính vi phân. Einstein cũng tương tự khi ông xây dựng và phát triển học thuyết tương đối của mình. Những nét tiêu biểu nhất của người thiên về trí thông minh lô-gic – toán học gồm có khả năng xác định nguyên nhân, chuỗi các sự kiện, cách tư duy theo dạng nguyên nhân – kết quả, khả năng sáng tạo các giả thuyết, tìm ra các mô hình số học hoặc quy tắc dựa trên các khái niệm, đồng thời ưa thích các quan điểm dựa trên lý trí trong cuộc sống nói chung.

Trí thông minh về không gian là loại năng lực thứ ba, liên quan đến suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo lại những góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan. Đó là mảnh đất sáng tạo của các kiến trúc sư, nhà nhiếp ảnh, nghệ sĩ, các phi công và các kĩ sư cơ khí máy móc. Người đã từng thiết kế lên các Kim tự tháp Ai Cập là người có rất nhiều trí thông minh loại này. Cũng có khả năng như vậy là các cá nhân như Thomas Edison, Pablo Picasso và Ansel Adam. Những cá nhân sở hữu loại trí thông minh về không gian ở mức độ cao, thường có một độ nhạy cảm sắc bén với những chi tiết cụ thể trực quan và có thể hình dung được một cách sống động, vẽ ra hay phác họa những ý tưởng của họ dưới dạng hình ảnh, đồ hoạ, cũng như họ có khả năng tự định hướng bản thân trong không gian 3 chiều một cách dễ dàng.

Loại trí thông minh về âm nhạc là loại năng lực thứ tư. Đặc điểm cơ bản của loại trí thông minh này là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu và nhịp điệu. Đó là trí thông minh của Bach, Beethoven, hay Brahon, và cũng là loại trí thông minh của các nhạc công đàn cầm người Ba-li hay những người hát sử thi của dân tộc Nam Tư. Ngoài ra, trí thông minh về âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có thế hát theo giai điệu, biết dành thời gian cho âm nhạc và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác và sáng suốt của các giác quan.

Loại thông minh thứ năm, khả năng vận động thân thể, là loại thông minh của chính bản thân cơ thể. Nó bao gồm tài năng trong việc điều khiển các hoạt động thân thể của một người và trong cả thao tác cầm nắm các vật thể một cách khéo léo. Các vận động viên thể thao, những người làm nghề thủ công, những thợ cơ khí và các bác sĩ phẫu thuật là những người sở hữu khả năng này của tư duy. Cũng là người như vậy, diễn viên hài vĩ đại Charlie đã sử dụng tài năng loại này để thực hiện được rất nhiều động tác biểu diễn tài tình của ông như trong vở Kẻ lang thang nhỏ bé. Các cá nhân thuộc loại tài năng vận động thân thể có thể rất khéo léo và thành công trong nghề thêu may, nghề thợ mộc hay nghề tạo mẫu. Hoặc họ có thể ham thích và theo đuổi những hoạt động của cơ thể như đi bộ đường dài, khiêu vũ, chạy bộ, cắm trại, bơi lội hoặc đua thuyền. Họ là những người thực hành, nhạy cảm, thường xuyên muốn vận động cơ thể của họ và có “phản ứng bản năng” với các tình huống, sự vật.

Loại thông minh thứ sáu là năng lực tương tác. Đây là năng lực hiểu và làm việc được với những người khác. Đặc biệt là, điều này yêu cầu có khả năng cảm nhận và dễ chia sẻ với tâm trạng, tính cách, ý định và mong muốn của những người khác. Thuyền trưởng trên một chiếc tàu đi biển cần phải có loại thông minh này. Trí thông minh này cũng cần cho một nhà quản lý của một tổng công ty lớn. Một cá nhân có trí thông minh về giao cảm có thể rất giàu lòng trắc ẩn và đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, chẳng hạn như Mahatma Gandhi; hoặc là người có sức lôi cuốn và khéo léo như Machiavelli, nhưng họ đều có khả năng nhìn thấu suốt vào bên trong của những người khác và từ đó nhìn ra viễn cảnh của thế giới bên ngoài bằng chính cặp mắt của những con người đó. Trong thực tế, họ rất tuyệt vời với vai trò của người môi giới, quản trị mạng, người hoà giải hoặc là thầy giáo.

Loại trí thông minh cuối cùng là năng lực tự nhận thức bản thân hoặc là trí thông minh nội tâm. Một người mạnh mẽ về loại trí tuệ này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của chính bản thân mình, phân biệt được giữa nhiều loại trạng thái tình cảm bên trong và sử dụng chính những hiểu biết về bản thân mình để làm phong phú thêm và vạch ra con đường cho cuộc đời mình. Các thí dụ về những người có trí thông minh thiên về kiểu này gồm có các nhà cố vấn, nhà thần học, những thương nhân. Họ có thể là người rất hay tự xem xét nội tâm và ham thích được trầm tư suy nghĩ, được ở trong trạng thái tĩnh lặng hay trong các trạng thái tìm hiểu tinh thần một cách sâu sắc khác. Mặt khác họ có thể là người có tính độc lập mạnh mẽ, tính thẳng thắn cao độ và cực kỳ tự giác, có kỷ luật. Trong bất cứ trường hợp nào, họ thuộc dạng tự lập và thích làm việc một mình hơn là làm việc với người khác.

Cơ sở cho học thuyết bảy loại hình thông minh?

Trong học thuyết trí thông minh đa dạng, Gardner đã thiết lập được các yêu cầu cần thiết đặc trưng mà mỗi loại trí thông minh phải đạt được để có đủ điều kiện xác định đó là một loại trí thông minh. Sau đây là 4 trong số các tiêu chuẩn ấy:

Đặc điểm 1: Mỗi trí thông minh có khả năng được biểu tượng hoá. 

Thuyết trí thông minh đa dạng đã đưa ra một khía cạnh về khái niệm trí thông minh, cho rằng khả năng biểu tượng hoá trong tư duy con người hay khả năng diễn đạt những ý tưởng, kinh nghiệm thông qua sự miêu tả các hình ảnh, con số và các từ ngữ, là dấu hiệu để xác nhận đó là trí thông minh của con người. 

Thuyết trí thông minh đa dạng cho rằng, có nhiều cách khác nhau mà mỗi loại trí thông minh có thể sử dụng để biểu tượng hoá. Những người có tư duy lô-gic toán học sử dụng các con số và các chữ số Hy Lạp, trong số các loại ký hiệu khác, để đáp ứng các tư duy và nhu cầu có tính lý trí của họ. 

Ở một mặt khác, những nhà soạn nhạc hoặc nhạc sĩ lại thường hay sử dụng các nốt nhạc trầm bổng để biểu tượng hóa các giai điệu và tiết tấu của họ. Marcel Marcean lại sử dụng các cử chỉ động tác phức tạp và sự diễn giải bằng các dấu hiệu của vận động thân thể để biểu diễn các khái niệm như sự tự do và trạng thái cô đơn. Ngoài ra cũng còn các ký hiệu mang tính xã hội, chẳng hạn như cái vẫy tay chào tạm biệt và những ký hiệu của cái tôi, như đã biết, thí dụ như các hình ảnh của giấc mơ vào buổi sáng sớm.

Đặc điểm 2: Mỗi trí thông minh đều có một lịch sử phát triển của riêng nó. 

Trí thông minh không phải là một điều gì lạ thường có tính tuyệt đối như những người trung thành với quan niệm về trí thông minh theo kiểu chỉ số IQ. Những người này cho rằng trí thông minh được sinh ra rồi được duy trì ổn định, bền vững trong suốt cả chiều dài cuộc đời của mỗi người. 

Theo thuyết trí thông minh đa dạng, mỗi loại trí thông minh biểu hiện ra vào một thời điểm xác định trong thời thơ ấu, chúng đều có một chu kỳ bộc lộ và phát triển tiềm năng rực rỡ trong chiều dài cuộc đời, và bao gồm cả việc mỗi loại có một hình mẫu duy nhất về quá trình suy giảm nhanh chóng hay từ từ khi một người bị già đi. Nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart đã sáng tạo ra những âm điệu đơn giản từ khi lên 3 tuổi và viết được những bản giao hưởng vào năm lên 9 tuổi. Những tài năng âm nhạc vẫn được duy trì và còn tương đối lớn mạnh cả khi tuổi đời đã cao, bằng chứng trong cuộc sống thực tế là những nhà sáng tác như Pablo Casals, Igor Stravinsky và George Friedrich Handel.

Loại tư duy lô-gic toán học, một mặt khác, lại có kiểu mô hình phát triển khác với loại trên. Loại này xuất hiện hơi muộn một chút trong thời thơ ấu, phát triển đạt đến đỉnh cao vào thời thanh niên, sau đó suy giảm muộn hơn trong cuộc đời của con người. Nhìn vào lịch sử của tư duy toán học, ta nhận thấy có một số khám phá lớn trong toán học do những nhà bác học có tuổi đời ngoài 40 tuổi. Sự thực là, nhiều khám phá quan trọng là của những người còn ở độ tuổi niên thiếu, chẳng hạn như Blaise Pascal và Evaiste Galois. Thậm chí Albert Einstein đã đạt được những hiểu biết sâu sắc ban đầu về thuyết tương đối khi ông mới 16 tuổi.

Tương tự như vậy, mỗi loại trí thông minh có một mô hình tăng trưởng, phát triển và suy giảm theo cách riêng của mình, trong vòng đời của con người.

Đặc điểm 3: Mỗi trí thông minh đều sẽ tổn thương và biến mất khi có các tác động xâm phạm và gây hại đến những vùng đặc trưng riêng biệt của nó trong bộ não người. 

Thuyết về trí thông minh đa dạng tiên đoán rằng trong thực tế, trí thông minh có thể bị cô lập khi bộ não bị tổn thương. Gardner đã đưa ra ý kiến là: Nhằm mục đích được công nhận và có thể tồn tại, bất kỳ một lý thuyết nào về trí thông minh đều phải dựa trên cơ sở sinh học, nghĩa là được bắt nguồn từ cấu trúc vật chất của não bộ. Với vai trò là một nhà tâm lý học thần kinh ở Ban quản lý cựu chiến binh Boston, Gardner đã làm việc với những bệnh nhân bị tổn thương não, một phần nào đó trong 7 loại trí thông minh của họ bị ảnh hưởng, thí dụ như: Một người có thương tích ở thuỳ trước trán trong bán cầu não trái thì không thể nói và viết bình thường được nhưng vẫn có thể hát, vẽ, và nhảy múa không hề có một chút khó khăn nào. Trong trường hợp này thì trí thông minh về ngôn ngữ của anh ta đã bị suy giảm, hư hại một phần. Mặt khác, những người bị thương ở thuỳ thái dương bên phải có thể khó khăn khi thực hiện những công việc mang tính chất âm nhạc, nhưng anh ta có thể nói, đọc và viết một cách dễ dàng. Những bệnh nhân bị thương ở thuỳ chẩm của bán cầu não bên phải có thể bị suy giảm đáng kể những khả năng về nhận biết gương mặt, khả năng quan sát hoặc nhận biết những chi tiết trực quan.

Lý thuyết về trí thông minh còn đang tranh luận về việc có tồn tại hay không 7 hệ thống của não bộ hoạt động một cách tương đối độc lập. Trí thông minh ngôn ngữ xem ra như là một chức năng chính của bán cầu não trái ở đa số mọi người, trong khi trí thông minh về âm nhạc, không gian và năng lực tương tác có xu hướng tập trung tại bán cầu não phải nhiều hơn. Trí thông minh về năng lực vận động thân thể gồm có vỏ não vận động, những hành thần kinh cơ sở và bộ phận trước não. Thuỳ trước trán là đặc biệt quan trọng đối với trí thông minh của con người.

Bộ não là một tổ hợp phức tạp lạ thường đến mức khó tin nên không thể phân chia ra được một cách rõ ràng thành 7 khu vực có ranh giới như bản đồ. Tuy nhiên, lý thuyết về trí thông minh đa dạng đã tổng hợp những kết quả đã được khám phá trong hơn 20 năm qua trong lĩnh vực tâm lý học thần kinh theo một cách riêng biệt đáng được chú ý.

Đặc điểm 4: Mỗi loại trí thông minh có những nền tảng giá trị văn hoá riêng của nó. 

Thuyết trí thông minh đa dạng cho rằng, những biểu lộ của trí thông minh được đánh giá một cách tốt nhất bằng việc nhìn vào những khả năng đóng góp cao nhất của nó đối với xã hội, chứ không phải là việc giành được kết quả tốt hay không trong các cuộc kiểm tra. Những kỹ năng tiêu biểu cho việc kiểm tra chỉ số IQ, chẳng hạn như khả năng lặp lại những con số ngẫu nhiên theo chiều thuận hoặc chiều ngược, hay năng lực để giải quyết những vấn đề nào đó có tính chất tương tự như vậy, là làm hạn chế những giá trị văn hoá có trong trí thông minh của con người. 

Trên một phương diện khác, điều gì đã đem lại những thành tựu và tiến bộ xã hội của chúng ta, từ thế hệ này đến thế hệ khác như những truyện cổ tích, truyện thần thoại, tác phẩm văn học, âm nhạc, những môn nghệ thuật lớn, những khám phá khoa học và những kỹ năng vật lý.

Thuyết trí thông minh đa dạng cho rằng, cách tốt nhất để chúng ta có thể học được những điều thông minh là nghiên cứu, học tập những thí dụ về các công trình văn hoá có ích nhất cho xã hội chúng ta, đối với từng loại trong số 7 lĩnh vực, chẳng hạn: Tác phẩm Moby Dick của Herman Melville tốt hơn là những âm tiết vô nghĩa trong cẩm nang tra cứu tâm lý; Guernica của Pablo Picasso tốt hơn những thiết kế hình học trong những bài kiểm tra tính suy luận không gian; tác phẩm Magna Carta hay Sermon trên núi tốt hơn là “thước đo Vineland” về tính trưởng thành xã hội.

Ở một mức độ xa hơn nữa, thuyết trí thông minh đa dạng tán thành và ca ngợi tính đa dạng trong cách mà trí thông minh được thể hiện ở những nền văn hoá khác nhau. Ở đây không coi các khám phá về từ ngữ và toán học của những người châu Âu da trắng như đỉnh cao của trí thông minh (mà nếu theo quan niệm này, một lần nữa sự kiểm tra trí tuệ bằng chỉ số IQ lại được ủng hộ và duy trì), thuyết trí thông minh đa dạng cung cấp một phạm vi quan niệm rộng lớn về trí thông minh của con người. Trong biểu đồ về trí thông minh này, các loại khả năng về trí tuệ của con người đều được ca ngợi và tôn trọng như nhau, đó là tài năng tìm đường của những người dân Himalaya, phương pháp phân loại phức tạp của thổ dân Nam Phi tộc Kalahan, những thiên tài âm nhạc của nền văn hoá Arang ở đất nước Nigieria, các hệ thống vẽ bản đồ độc nhất vô nhị của những người đi biển dân tộc Polynesia, và những khả năng đặc biệt của nhiều người khác trên khắp thế giới.

Bổ sung thêm vào các đặc điểm nội dung trên, thuyết còn đưa ra ý kiến là mỗi loại thông minh có một quá trình xử lý nhận thức riêng biệt của mình trong các hoạt động của trí nhớ, sự tập trung, tri giác và cách giải quyết vấn đề. Thậm chí 7 loại trí thông minh còn có cả lịch sử tiến hoá riêng của mỗi loại. Trí thông minh về âm nhạc có một phần hàm chứa tiếng hót của chim muông, trong khi trí thông minh về vận động thân thể xuất hiện từ những hoạt động săn bắn trong những giai đoạn sơ khai đầu tiên của lịch sử loài người. Những ai muốn thấy các số liệu có thể định lượng được về những vấn đề trên thì chính các kết quả kiểm tra tâm lý và nghiên cứu thực nghiệm sẽ là một sự ủng hộ và khẳng định. Lý thuyết về trí thông minh đa dạng không chỉ là một ý kiến đơn thuần. Nó được lập nên từ việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu mới nhất của những đề tài khoa học về trí thông minh đang hiện hành.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Phụ nữ là để yêu chứ không phải để sợ

Nhiều lần vểnh tai nghe chị em tâm sự, mới thấy rằng phần lớn câu chuyện của họ liên quan đến các liền anh. Đàn ông hình như luôn là đề tài để các chị “chém”, là thủ phạm gây nên nỗi bực dọc, stress và khổ đau của các chị.

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

3 biểu hiện của bệnh trĩ thường gặp

Bệnh trĩ không phải là căn bệnh quá xa lạ với chúng ta hiện nay, đây là một trong những bệnh phổ biến nhất thuộc về nhóm các bệnh vùng hậu môn trực tràng. Tuy không phải là bệnh có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng theo chia sẻ của các bác sỹ phòng khám chữa bệnh trĩ giải phóng thì bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng đến công việc và đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết dưới đây các bác sĩ sẽ chia sẻ với các bạn về 3 biểu hiện của bệnh trĩ thường gặp nhất, ngay khi thấy mình có những biểu hiện này thì các bác sĩ khuyên bạn nên tìm ngay đến các cơ sở khám chữa bệnh trĩ chuyên khoa để bệnh được điều trị được dễ dàng và nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Người mắc bệnh trĩ nên có chế độ ăn uống như thế nào

Các bác sỹ phòng khám chữa bệnh trĩ giải phóng cho biết: bệnh trĩ là một trong những bệnh thường gặp liên quan đến các bệnh về vùng hậu môn. Nguyên nhân chính được cho là thủ phạm gây ra bệnh trĩ là tình trạng người bệnh thường xuyên ăn những thực phẩm cay nóng dẫn tới táo bón, và táo bón đồng thời chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Trong bài viết dưới đây các bác sỹ sẽ tư vấn cho người mắc bệnh trĩ nên có chế độ ăn uống như thế nào. Các bạn hãy theo dõi nhưng thông tin được chia sẻ dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé !

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Thấm thía lời cha dạy con trai về cách chọn vợ

1. Khi chọn vợ, con đừng đặt bao nhiêu tiêu chuẩn này kia, cũng đừng nhìn hình mẫu như Mẹ của con. Ngày cưới Cha, Mẹ con chỉ là một người bình thường, còn rất nhiều khiếm khuyết. Đàn ông cần thời gian để gây dựng sự nghiệp thì phụ nữ cũng vậy, họ cần thời gian để hoàn thiện bản thân mình. Quan trọng con phải là một người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ, nếu cô ấy yêu con sẽ nỗ lực trở nên hoàn hảo hơn.

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Kinh nghiệm quý cho các mẹ sắp sinh

Kinh nghiệm 1: Dành cho các mẹ sắp sinh

Khoảng 35 tuần trở đi, ngồi tè ở ngã 3 đường, sẽ sinh nở dễ dàng. Mình không biết thực hư tế nào, nhưng cả 2 bé mình đều làm. Chọn buổi tối đi dạo với chồng, và chọn ngã 3 đường nào vắng vắng 1 chút, và tè thật nhanh. Hi hi trộm vía mình sinh 2 bé nhanh và dễ cực kỳ. Trộm vía.

Mẹo dân gian cực hay cho bé khỏe mạnh

1. Khi mang thai từ tháng thứ 5 trở đi: ăn mía (uống nước mía) thường xuyên sinh con sạch, bụ bẫm

Uống nước dừa + men cơm rượu: dể sinh, con sạch

2. Khi mang thai đến tuần thứ 32 và 33: Để em bé sau này sinh ra ko bị đi tướt khi mọc răng và đường ruột tốt thì các mẹ hãy ăn món dạ dày lợn hấp hạt tiêu.

Vợ, chồng và cô người yêu cũ

Chồng: A lô?

Người yêu cũ: A lô, anh… phải không?

Chồng: Cô, cô là ai?

Người yêu cũ: Em là…

Chồng: À, là em à! Tìm anh có việc gì?

Người yêu cũ: Anh có thể ra ngoài một chút không? Em đang ở gần nhà anh.

(Đi đi! Ông xã, em tin anh!) Vợ giục.